Để kinh doanh homestay thành công, không thể thiếu giai đoạn lập kế hoạch kinh doanh homestay. Vậy các bước lập kế hoạch kinh doanh homestay diễn ra như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết từ A – Z dù bạn là người mới bắt đầu cũng vẫn có thể hiểu.
Các bước lập kế hoạch kinh doanh homestay
Bước 1: Lên ý tưởng kinh doanh homestay
Bước đầu tiên bạn cần lên ý tưởng kinh doanh homestay. Ý tưởng kinh doanh bao gồm:
– Giai đoạn 1, giai đoạn xây dựng homestay
- Ý tưởng về địa điểm xây dựng hoặc thuê homestay
- Ý tưởng về phong cách xây homestay (theo kiểu nhà lắp ghép hay nhà truyền thống)
– Giai đoạn 2: Giai đoạn vận hành homestay
- Ý tưởng quản lý, vận hành homestay
- Ý tưởng về marketing homestay
- Ý tưởng về các chiến lược kinh doanh nhằm thu hút khách hàng, lợi nhuận cao
Bước 2: Xây dựng mục tiêu kinh doanh homestay
Sau khi đã lên ý tưởng, bạn cần xây dựng mục tiêu chi tiết, cụ thể cho từng công việc. Liệt kê các mục tiêu sẽ giúp bạn tạo lập lên kế hoạch vận hành homestay chi tiết và chính xác hơn. Ví dụ như:
– Mục tiêu xây dựng homestay:
- Thời gian hoàn thành trong bao lâu (vấn đề này bạn cần trao đổi thêm với nhà thầu) và đưa ra con số cụ thể ví dụ như hoàn thành trong vòng 3 tháng chẳng hạn.
- Chất lượng công trình homestay: Đảm bảo đúng với ý tưởng thiết kế bạn yêu cầu; đảm bảo an toàn, chắc chắn qua quá trình nghiệm thu công trình.
– Mục tiêu doanh thu:
- Trong năm đầu tiên doanh thu đạt bao nhiêu? Các năm tiếp theo tăng lên bao nhiêu? (cần phải có con số cụ thể)
– Mục tiêu marketing:
- Số lượng người truy cập website, fanpage,… của homestay bạn bao nhiêu lượt trong tháng đầu tiên và những tháng tiếp theo (con số này bạn nên khảo sát, tính toán, có số liệu cụ thể).
Bước 3: Nghiên cứu và phân tích thị trường homestay
Thị trường là yếu tố quan trọng trong kinh doanh homestay. Nó tác động trực tiếp đến số lượng khách hàng có nhu cầu đi nghỉ dưỡng.
Bạn cần hiểu về thị trường mình nhắm tới, hiểu tập khách hàng mục tiêu của mình, hiểu đối thủ, hiểu lĩnh vực kinh doanh. Hãy trang bị cho mình đầy đủ kiến thức nhất có thể!
Cần phân tích cả thị trường homestay nói chung và thị trường homestay tại địa điểm mà bạn chọn để kinh doanh homestay.
Bước 4: Chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
Phân tích cụ thể những điểm mạnh, điểm yếu về mô hình kinh doanh homestay? Sẽ có những cơ hội và thách thức như thế nào mà chủ đầu tư sẽ gặp phải?
Mục đích nhằm tăng tính khả thi của việc kinh doanh homestay, và chủ đầu tư sẽ căn cứ vào những yếu tố này để cân nhắc nên kinh doanh homestay hay không? Hướng kinh doanh như thế nào? Cần có biện pháp gì để hạn chế những điểm yếu, thách thức? Cần làm gì để phát huy những điểm mạnh và cơ hội mình có?
Khi đã hiểu rõ các tiềm năng của mình bạn sẽ có cách lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả, chính xác hơn, không bị vướng vào những kế hoạch bất khả thi.
Bước 5: Lập kế hoạch kinh doanh
Bước cuối cùng là lập kế hoạch homestay hoàn chỉnh, dựa trên những bước đã phân tích ở trên.
6 mục chính khi lập kế hoạch kinh doanh homestay
Tóm tắt về dự án kinh doanh homestay
+ Địa điểm kinh doanh ở đâu?
Bạn nên lựa chọn những địa điểm có nhiều lợi thế cho việc kinh doanh như ở các khu du lịch, văn hóa nổi tiếng hoặc ở những nơi có phong cảnh thiên nhiên đẹp, đặc sắc.
+ Tóm tắt về tình hình tài chính
Hiện tại để kinh doanh homestay cần bỏ ra số vốn bao nhiêu? Bạn đã có khoảng bao nhiêu vốn? Cần huy động thêm bao nhiêu vốn?
Cơ hội, thách thức
Chỉ rõ những cơ hội mà bạn có và thách thức cụ thể như thế nào?
+ Về cơ hội: Thị trường du lịch nói chung và homestay nói riêng có cơ hội gì? Homestay của bạn có lợi thế gì? Khách hàng mục tiêu là đối tượng nào?
+ Về thách thức: Đối thủ cạnh tranh với homestay bạn như thế nào? Thị trường du lịch nói chung và homestay nói riêng có thách thức gì?
Kế hoạch thực hiện
Nêu rõ các kế hoạch cần thực hiện ví dụ như:
- Kế hoạch xây dựng homestay
- Kế hoạch bán phòng homestay
- Kế hoạch marketing homestay
- Kế hoạch nhân sự, vận hành, quản lý homestay…
Nguồn lực
- Nhân lực: Nguồn nhân lực hiện có? Có cần thêm nhân sự hay không? Cần thêm bao nhiêu người? Mức lương trả trong một tháng khoảng bao nhiêu?
- Nguồn lực tài chính: Nguồn vốn đang có? Cần thêm bao nhiêu? Những nguồn có thể huy động?
Kế hoạch tài chính
Trong kế hoạch tài chính, bạn phải xác định được:
- Nguồn vốn
- Dự báo về chi phí
- Giá phòng và dịch vụ
- Dự báo doanh thu, lợi nhuận và lỗ
- Dự báo thời gian hoàn vốn…
Phụ lục
Mục cuối cùng là mục phụ lục để giải thích và bổ sung các thông tin quan trọng nhưng còn thiếu.
https://nhadepsunhome.vn/Trên đây đã chia sẻ toàn bộ về cách lập kế hoạch kinh doanh homestay đơn giản và cho tiết. Hy vọng bạn sẽ có bản kế hoạch cho kinh doanh homestay chỉnh chu nhất. Nếu còn có những thắc mắc khác liên quan đến việc xây dựng và kinh doanh homestay hãy truy cập vào website Nhadepsunhome.vn để biết thêm những thông tin khác
Nếu có nhu cầu tư vấn về thiết kế và thi công nội thất, quý khách có thể chat với tư vấn viên qua FanPage Thiết kế và Thi Công Nhà Đẹp Sunhome.